Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x
HỘI NGHỊ VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG KHOA KHXH&NV
.
Giao Lưu, Học Tập Tại Thái Lan.
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NĂM 2024

Dự án ALEGAMS (Assessing the Learning Effects of Games on Attitude of Stakeholders towards Sustainable Shrimp Farming- Đánh giá ảnh hưởng của việc học tập từ Trò chơi đóng vai lên thái độ của người dân nuôi tôm bền vững ở ĐBSCL, Việt Nam) được tài trợ bởi WOTRO (Quỹ nghiên cứu khoa học của Hà Lan) và IUCN (Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên IUCN). Đây là dự  là dự án hợp tác giữa Đại học Wageningen, Hà Lan với Đại học Cần Thơ (Khoa Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn, và Khoa Môi trường & Tài nguyên thiên nhiên) và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên IUCN. Dự án bắt đầu hoạt động từ tháng 4/2015 ở huyện Duyên Hải thuộc tỉnh Trà Vinh và huyện Bình Đại thuộc tỉnh Bến Tre.

Mục tiêu dự án nhằm phân tích (1) tính hiệu quả của Trò chơi đóng vai (Role Playing Game-RPG) vào việc học tập của người dân khi quyết định chuyển đổi giữa các mô hình nuôi tôm; (2) ảnh hưởng của Trò chơi đóng vai (RPG) và mô hình dựa vào tác nhân (Agent Based Model-ABM) lên kiến thức và thái độ của cán bộ khuyến ngư, người ra quyết định và nhà hoạch định chính sách. Nội dung của dự án là thiết kế và thử nghiệm trò chơi đóng vai RPG, khuyến khích việc học tập xã hội giữa cộng đồng, xây dựng mô hình dự vào tác nhân, tìm hiểu ảnh hưởng của các chính sách lên hoạt động nuôi tôm của người dân.

Trong khuôn khổ dự án ALEGAMS, ngày 13 và 14 tháng 7 năm 2018 tại Hội trường Khách sạn Hàm Luông Bến Tre, đường Hùng Vương, TP Bến Tre, Hội thảo về “Kịch bản và kiểm tra công cụ ra quyết định cho mô hình nuôi tôm bền vững ở ĐBSCL” với sự tham gia của ông Arend Ligtenberg  và bà Erika Speelman, Trường ĐH Wageningen, Hà Lan, ông Andrew Wyatt đại diện tổ chức IUCN, cùng với 13 cán bộ giảng dạy và nhiên cứu Trường Đại học Cần Thơ, và 34 Cán bộ, Viên chức thuộc chuyên ngành Kinh tế - Thủy sản, Tài nguyên – Môi trường, Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Lâm nghiệp và UBND các cấp, bao gồm Tỉnh Bến Tre, huyện Bình Đại và 3 xã Thừa Đức, Thới Thuận, Thạnh Phú; và Tỉnh Trà Vinh, huyện Duyên Hải và 4 xã Long Toàn, Trường Long Hòa, Long Vĩnh và Long Khánh.  

Tại Hội thảo, các đại biểu lắng nghe và thảo luận về kết quả nghiên cứu dự án (từ 2015-2018) bao gồm 3 nội dung chính:

  • Nội dung 1: Kết quả về Trò chơi đóng vai (Role Playing Game, RPG) và khuynh hướng chọn lựa mô hình của người dân, do cô Nguyễn Thị Huỳnh Phượng, Khoa KHXH&NV, ĐHCT trình bày. Báo cáo tóm tắt kết quả hoạt động nghiên cứu bao gồm: điều tra về tình hình nuôi tôm, thiết kết Trò chơi đóng vai (RPG), thử nghiệm trò chơi, đánh giá, chỉnh sửa, sản xuất hộp trò chơi đóng vai. Mục tiêu của trò chơi đóng vai nhằm tìm hiểu khả năng học tập lẫn nhau, học tập cộng đồng và nâng cao nhận thức về vai trò của rừng và kỹ thuật trong sản xuất tôm bền vững.
  • Nội dung 2: Giới thiệu Q-method do cô Erika Speelman trường Đại học Wageningen trình bày. Q-method là phương pháp dùng để đo lường nhận thức thông qua mức độ đồng ý của người tham gia. Để đảm bảo nuôi tôm bền vững các yếu tố cần lưu ý bao gồm xã hội, môi trường, kinh tế và đảm bảo sự phát triển ngành tôm cho tương lai. Q-method xây dựng 26 câu xác định trên 4 vấn đề vừa nêu.
  • Nội dung 3: Do cô Tống Quốc Hiệp, Khoa Tài nguyên môi trường, ĐHCT trình bày. Báo cáo giới thiệu mục tiêu và nguyên tắc xây dựng mô hình đa tác nhân (Agent based Modeling, ABM) và vận dụng mô hình này để đo lường quyết định thay đổi mô hình nuôi tôm của người dân dựa vào kịch bản nền (lấy số liệu từ 2015-2017), mô hình nhằm phỏng đoán viễn cảnh nuôi tôm trong những năm tiếp tiếp theo dựa vào số liệu nền. Hội thảo thảo luận và nêu những kịch bản có thể xảy ra trong tương lai: kịch bản ứng phó với Biến đổi khí hậu, phát triển tôm siêu thâm canh, phát triển tôm sinh thái, nuôi tôm tổ hợp tác và chứng chỉ tôm chất lượng

Hinh 1: Backdrop của Hội thảo

 

Hình 2: TS Trần Thị Phụng Hà giới thiệu nội dung Hội thảo

 

Hình 3: ThS. Nguyễn Thị Huỳnh Phượng trình bày kết quả nghiên cứu

 

Hình 4: TS. Ekika Speelman trình bày về Q-methods

 

Hình 5: Ông Arend giưới thiệu dự án và trình bày kết quả nghiên cứu về ABM

 

Hình 6: Đại biểu tham gia “Trò chơi đóng vai” (RPG)

 

Hình 7: Đại biểu tham gia trình bày kịch bản nuôi tôm bền vững

( Bài và ảnh: Văn phòng Khoa KHXH&NV và BM XHH, tháng 07 năm 2018)

 

Tuyển sinh

----------------------------------------------------

---

 

--------------------------------------------------

 

--------------------------------------------------------

 

L
N

 

 

Số lượt truy cập

2949319
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
870
7547
22786
2949319