Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x
Cán bộ cơ hữu bộ môn
Các hoạt động
Lễ tốt nghiệp sinh viên ngành Xã hội học
Hội thảo Quốc tế
Tham dự hội thảo với Meet (nối vòng tay lớn)

BIÊN BẢN

HỌP THƯỜNG NIÊN DỰ ÁN LIVING DELTA 2023, TẠI BANGLADESH

NGÀY 09 – 13/09/2023

 Dự án “Các giải pháp can thiệp dưới tác động của Biến đổi khí hậu đến các đồng bằng ven biển” (Living Deltas)” được tài trợ bởi nguồn Quỹ Nghiên cứu Thách thức Toàn cầu của Chương trình Nghiên cứu và Sáng tạo Anh Quốc, quản lý bởi Ban Thương mại, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp của Chính phủ Anh - Global Challenge Research Fund (GCRF) – UK Research & Innovation. GCRF Living Deltas Hub cam kết giải quyết những thách thức về hệ thống sinh thái xã hội (Social-Ecological Systems – SES) mà người dân địa phương tại các khu vực Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Ganges-Brahmaputra-Meghna (Bangladesh, Ấn Độ) đang phải đối mặt, từ đó nhóm nghiên cứu phát huy năng lực ứng phó và phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương tại các khu vực sông nói trên.

Living Deltas là đối tác nghiên cứu và khoa học đồng bằng hàng đầu với sự tham gia của nhiều nhóm nghiên cứu mạnh trên thế giới, với hơn 22 đối tác đến từ nhiều quốc gia.

 

Các đối tác nghiên cứu của dự án Living Deltas

(Nguồn: Trang web living Deltas Hub - https://livingdeltas.org)

Trường Đại học Cần Thơ là đối tác nghiên cứu trọng điểm của dự án tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Dự án Living Deltas tại ĐHCT do TS. Thái Công Dân làm chủ nhiệm đề tài, được triển khai từ năm 2020 – 2024. Với các thành viên nhóm Nghiên cứu đến từ Viện Biến Đổi Khí Hậu và Khoa Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn bao gồm: PGS.Ts. Văn Phạm Đăng Trí, Ths. Phan Kỳ Trung, Ts. Hứa Hồng Hiểu, Ts. Huỳnh Văn Đà, Ths. Châu Mỹ Duyên, Ths. Ngô Thị Thanh Thuý, Ts. Nguyễn Ánh Minh, CN. Nguyễn Lê Mẫn.

Nhóm Nghiên cứu tại Khoa KHXH&NV tập trung nghiên cứu về các điểm tới hạn và giải pháp ứng phó của người dân tại các tỉnh ven biển ĐBSCL. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện thu thập số liệu tại 3 tỉnh ven biển là Sóc Trăng, Cà Mau và Kiên Giang từ 12/2020 đến nay.

Vừa qua, từ ngày 9 – 13/09/2023, thành viên nhóm nghiên cứu đã tham dự cuộc họp thường niên của dự án được tổ chức tại Dhaka, BanglaDesh. Chương trình họp thường niên được tổ chức hằng năm vào tháng 9, tại các nước đang thực hiện dự án, với mục tiêu là họp mặt các nhà nghiên cứu, báo cáo tình hình triển khai hoạt động và kết quả nghiên cứu.

 

Toàn cảnh cuộc họp thường niên tại Dhaka

 

Toàn thể các nhà nghiên cứu của Dự án Living Deltas tại cuộc họp thường niên

Tại cuộc họp thường niên năm nay, nhóm nghiên cứu đến từ Trường Đại Học Cần Thơ có 2 đại diện tham dự là Ts. Hứa Hồng Hiểu và Ths. Châu Mỹ Duyên. Trong cuộc họp, Ts. Hứa Hồng Hiểu đã có bài trình bày về chủ đề Thực trạng chuỗi tác động trong sinh kế của người dân trước những mối nguy do điều kiện tự nhiên với vùng ven biển”. Bài trình bày được xem là kết quả bước đầu của dự án nghiên cứu tại ĐBSCL.

Diến biến của chương trình họp thường niên như sau: cuộc họp dành riêng Ngày 1 và 2 để cung cấp cái nhìn tổng quan toàn diện về nghiên cứu đang diễn ra tại Hub. Chúng tôi đã lắng nghe hơn 40 bài thuyết trình, từ nhận thức của nông dân đến các giải trình mang tính sáng tạo, đến các khung rủi ro về chất lượng nước và đồng bằng. Chúng tôi đã nghe từ công việc rằng có thể - và nên làm như vậy! - nói chuyện với nhau tốt hơn và từ những người đã gần đạt được kết quả có tác động.

 Hai ngày này đã có nhiều thời gian để thảo luận và suy ngẫm (cảm ơn những người điều hành phiên tình nguyện) và các chủ đề chung đã được công nhận, bao gồm tầm quan trọng của ý thức về địa điểm, tầm quan trọng của việc bảo trì ở các môi trường khác nhau cũng như tầm quan trọng và văn hóa của cây cối và rừng, đến sự thích ứng của cộng đồng. Như Adrian đã nói một cách hùng hồn,

 “Chúng tôi đi du lịch khắp các vùng châu thổ bị chia cắt và nghe đi nghe lại những tiếng vang giống nhau”.

Vào Ngày thứ 3, chúng tôi tận hưởng chuyến đi thuyền trên Sông Sitalakhya, nơi mang lại cơ hội tiếp thu thông tin từ ngày 1 và 2. Việc khai thác cát và công nghiệp hóa trên diện rộng diễn ra trên bờ sông là điều hiển nhiên đã làm dấy lên nhiều cuộc thảo luận hơn và nhóm đã đến thăm Jamdani Palli làng để xem cách dệt và làm saree truyền thốn.

Đội ngũ trên thuyền

Chúng tôi đã trải qua một số cơn giông bão ngoạn mục và có sự tham gia của một số Shushuk đang chơi đùa dọc theo thuyền. Những chú cá heo sông Nam Á này là một điểm nhấn bất ngờ!

Chúng tôi trở lại phòng họp cho Ngày thứ 4 với sự điều phối của Bruce Ravesloot từ Tango International. Hội thảo này trình bày ý tưởng về Thu hoạch Kết quả và trong các nhóm Delta, mọi người đều có thời gian để suy nghĩ sâu hơn về các kết quả của Hub đã đạt được cho đến nay mà họ có liên quan nhiều nhất.

 Nhóm được yêu cầu coi kết quả là một sự thay đổi xảy ra nhờ những gì bạn đã làm;, chúng tôi đã học cách hình thành Tuyên bố Kết quả thông qua mô tả chi tiết, tầm quan trọng của sự thay đổi và đóng góp của chúng tôi cho sự thay đổi là gì, với tất cả mọi thứ được hỗ trợ bởi bằng chứng.

 Khối lượng công việc mà Hub đã thực hiện có nghĩa là nhiệm vụ này là một thách thức và Hội thảo Thu hoạch Kết quả gần như là điểm khởi đầu của một quá trình. Tango sẽ tạo một báo cáo dựa trên các cuộc thảo luận và ngày đó, sau đó chúng tôi sẽ xác định các bước tiếp theo cũng như cách chúng tôi tiến hành thu hoạch hiệu quả các kết quả nghiên cứu của mình.

 

Ts. Hứa Hồng Hiểu có bài trình bày tại cuộc họp thường niên

 Ảnh lưu niệm tại cuộc họp thường niên với các nhà nghiên cứu đến từ Việt Nam

 

Ts. Hứa Hồng Hiểu thảo luận phần trình bày với các nhà nghiên cứu quốc tế

Bên cạnh đó, trong cuộc họp Ths.Châu Mỹ Duyên cũng đã chia sẻ kết quả sơ bộ về nội dung nghiên cứu điều tra hộ tại 3 tỉnh ven biển là Sóc Trăng, Cà Mau và Kiên Giang với chủ đề về “các điểm tới hạn và giải pháp thích ứng của hộ dân”. Và nhóm ĐHCT cùng các nhóm nghiên cứu khác đã thảo luận về những hoạt động tiếp theo trong 6 tháng còn lại của dự án.

Họp thường niên của Dự án Living Deltas, thật sự là cơ hội quý báu để các nhà nghiên cứu đến từ nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau có thể cùng nhìn lại và chia sẻ những kết quả nghiên cứu của mình. Đây là cơ hội để học hỏi và cập nhật thêm nhiều kiến thức, phương pháp hay trong nghiên cứu. Quan trọng hơn, đây là cơ hội để kết nối và cùng mở rộng mối quan hệ nghiên cứu, hợp tác với đối tác trong và ngoài nước.

Tác giả bài viết: Châu Mỹ Duyên.