Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x
Cán bộ cơ hữu bộ môn
Các hoạt động
Lễ tốt nghiệp sinh viên ngành Xã hội học
Hội thảo Quốc tế
Tham dự hội thảo với Meet (nối vòng tay lớn)

 

1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Song song với nhu cầu phát triển của xã hội và sự phát triển của nhà trường, trường Đại học Cần Thơ đã thông qua đề án thành lập Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn vào năm 2009 trên cơ sở tách ra từ Khoa Sư phạm và Trung tâm học liệu. Cùng với thời điểm đó, Bộ môn Xã hội học trực thuộc Khoa cũng được khai sinh.
Năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào đã cho phép Trường Đại học Cần Thơ, cụ thể là Bộ môn Xã hội học mở ngành cử nhân Xã hội học (Quyết định số 2415/QĐ-BGDĐT ngày 09/7/2015). Trong cùng năm, Bộ môn Xã hội học tuyển sinh đào tạo hệ chính quy cử nhân đầu tiên, đây sẽ là một trong những ngành học trọng điểm trong những năm tới khi mà nhu cầu phát triển của xã hội ngày càng cao.

 

Buổi thẩm định chương trình đào tạo ngành xã hội học

 2. Chức năng và nhiệm vụ của Bộ môn:
Trong công tác đào tạo Bộ môn sẽ luôn chú ý cả 3 lĩnh vực: cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và kỹ năng giao tiếp cộng đồng. Thông qua chương trình đào tạo, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên ngành toàn diện cũng như các nguyên lý, quy luật vận hành xã hội. Với những kiến thức lý luận nghiên cứu và các kỹ năng thực hành nghiên cứu xã hội học, những cử nhân Xã hội học trong tương lai sẽ có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề xã hội thuộc chuyên ngành của mình.
So với các ngành đào tạo khác của Khoa, Trường, Bộ môn Xã hội học chỉ vừa mới được thành lập, vì vậy Bộ môn cũng gặp nhiều khó khăn do đội ngũ cán bộ giảng dạy còn mỏng, trẻ và bằng cấp chưa cao. Tuy nhiên, lực lượng BM nhiệt tình và hầu hết được đào tạo chuyên ngành Xã hội học và Công tác xã hội. Bên cạnh đó, dựa vào thế mạnh đa ngành của Trường Đại học Cần Thơ. Bộ môn liên kết giảng dạy với các giảng viên từ các Khoa Viện trong trường, và kể cả chuyên gia mời giảng từ các Trường Đại học trong và ngoài nước để hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu. . Chính vì điều đó, Bộ môn đã có được đội ngũ cán bộ giảng viên rất hung hậu đảm bảo được công tác giảng dạy và chất lượng đầu ra cho sinh viên.

 

Các giảng viên của bộ môn

3. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

Bên cạnh chức năng đào tạo, từ khi thành lập đến nay, Bộ môn Xã hội học luôn tích cực trong hoạt động nghiên cứu khoa học và còn là một đơn vị nghiên cứu khoa học có uy tín. Vì vậy, Bộ môn đã kết hợp với rất nhiều viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế để thực hiện nhiều dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp tỉnh và các dự án nghiên cứu hợp tác với nước ngoài.
Dự án ALEGAMS 2015 - 2018: Assessing the Learning Effects of Games on Attitude of Stakeholders towards Sustainable Shrimp Farming in the Mekong Delta, Vietnam. (Đánh giá ảnh hưởng của học tập qua trò chơi lên thái đội người dân nuôi tôm bền vững ở ĐBSCL) Hợp tác với ĐH Wageningen, Hà Lan. (Điều phối phía VN)
Dự án MECLEP (IOM 2015-2016): Household survey on planned relocation as adaptation to environmental and climate change in Viet Nam’s Mekong Delta” (Di cư kế hoạch trong điều kiện biến đổi môi trường và biến đổi khí hậu ở ĐBSCL).Hợp tác với Tổ chức IOM. (Điều phối)

Dự án LMPPI (Lower Mekong Public Policy Initiative) về Quản trị và Tái cơ cấu Nông nghiệp trong Bối cảnh Liên kết vùng ĐBSCL (Tham gia)

Hợp tác với Đại học Wagenigen và ĐH Hoàng gia Campuchia trong nghiên cứu và thiết kế bài giảng

Dự án “Các giải pháp can thiệp dưới tác động của Biến đổi khí hậu đến các đồng bằng ven biển” (Living Deltas)” 2020-2024: được tài trợ bởi nguồn Quỹ Nghiên cứu Thách thức Toàn cầu của Chương trình Nghiên cứu và Sáng tạo Anh Quốc, quản lý bởi Ban Thương mại, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp của Chính phủ Anh - Global Challenge Research Fund (GCRF) – UK Research & Innovation. GCRF Living Deltas Hub cam kết giải quyết những thách thức về hệ thống sinh thái xã hội (Social-Ecological Systems – SES) mà người dân địa phương tại các khu vực Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Ganges-Brahmaputra-Meghna (Bangladesh, Ấn Độ) đang phải đối mặt, từ đó nhóm nghiên cứu phát huy năng lực ứng phó và phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương tại các khu vực sông nói trên. Living Deltas là đối tác nghiên cứu và khoa học đồng bằng hàng đầu với sự tham gia của nhiều nhóm nghiên cứu mạnh trên thế giới, với hơn 22 đối tác đến từ nhiều quốc gia.

 

Các đối tác nghiên cứu của dự án Living Deltas

(Nguồn: Trang web living Deltas Hub - https://livingdeltas.org)

Trường Đại học Cần Thơ là đối tác nghiên cứu trọng điểm của dự án tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Dự án Living Deltas tại ĐHCT do TS. Thái Công Dân làm chủ nhiệm đề tài, được triển khai từ năm 2020 – 2024. Với các thành viên nhóm Nghiên cứu đến từ Viện Biến Đổi Khí Hậu và Khoa Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn bao gồm: PGS.Ts. Văn Phạm Đăng Trí, Ths. Phan Kỳ Trung, Ts. Hứa Hồng Hiểu, Ts. Huỳnh Văn Đà, Ths. Châu Mỹ Duyên, Ths. Ngô Thị Thanh Thuý, Ts. Nguyễn Ánh Minh, CN. Nguyễn Lê Mẫn.

Hội thảo Living Deltas


Nhằm mục tiêu đưa Bộ môn trở thành một trong những đơn vị vững mạnh trong khoa và trường, Thầy Trò Bộ môn Xã hội học đã và đang phấn đấu không ngừng nhằm đạt thành tích cao trong giảng dạy, nghiên cứu và học tập cung cấp đầy đủ nguồn nhân lực để hoạt động tăng cường hợp tác và phát triển kinh tế - xã hội. Đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao uy tín, chất lượng dạy học và học tập tại trường Đại học Cần Thơ nói chung, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn và Bộ môn Xã hội học nói riêng.

 

Liên hệ công tác

--------------------------------------------------------------

BM. Xã hội học

Điện thoại: 0292.3.872.020