Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x
Chi bộ Lịch sử - Địa lí - Du lịch
Thực tế Xuyên Việt Khóa 38
Thực tế Miền Trung - Tây Nguyên Khóa 41
Ngày 8.3
PGS.TS Đào Ngọc Cảnh
Ths Lê Thị Tố Quyên báo cáo nghiệm thu đề tài cấp cơ sở
Một giờ lên lớp khóa 41
Sinh viên khóa 40 tốt nghiệp 2018
Sinh hoạt nữ công
Xuyên Việt sinh viên liên thông khóa 41
Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp Trường
Ths Lý Mỷ Tiên báo cáo Semina
Ths Nguyễn Trọng Nhân báo cáo semina
Một giờ thực hành sinh viên Khóa 43
Ths Lê Thị Tố Quyên dự hội thảo quốc tế tại Hong Kong
Hội thảo Bảo tồn văn hóa Sông nước Đồng bằng sông Cửu Long
Về thăm quê Bác

Năm 1979, sau khi tốt nghiệp thủ khoa ngành Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thầy Đào Ngọc Cảnh về công tác tại Khoa Sử - Địa (nay là Khoa Sư phạm), Trường Đại học Cần Thơ -  phụ trách giảng dạy chuyên ngành Địa lý Kinh tế - Xã hội. Trong quá trình công tác tại Khoa, thầy đã có nhiều dóng góp cho sự phát triển ngành Địa lý và chuyên ngành Địa lý Kinh tế-Xã hội của Trường Đại học Cần Thơ.

Từ thập kỷ 90 thế kỷ XX, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN đã tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển ngành du lịch Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành Du lịch, thầy Đào Ngọc Cảnh đã đầu tư  nghiên cứu sâu về lĩnh vực Địa lý Du lịch, nhất là vấn đề Tổ chức lãnh thổ du lịch. Năm 1998, thầy là chủ nhiệm đề tài NCKH cấp Bộ: Ứng dụng công nghệ thông tin địa lý GIS để phân tích tài nguyên du lịch ĐBSCL. Năm 2002, thầy bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ với đề tài: Tổ chức lãnh thổ các điểm du lịch tỉnh Kiên Giang theo cách tiếp cận hệ thống thông tin địa lý GIS.

Trước nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch, thầy Cảnh đã cùng với Ban chủ nhiệm Bộ môn lập đề án mở ngành Du lịch, chuyên ngành Hướng dẫn du lịch của Trường Đại học Cần Thơ. Vì vậy, năm 2004 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép Trường Đại học Cần Thơ mở ngành đạo tạo cử nhân Du lịch, chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch.

Năm 2009, Trường Đại học Cần Thơ thành lập Khoa KHXH&NV, thầy Đào Ngọc Cảnh được cử sang công tác tại Khoa KHXH&NV với nhiệm vụ là Trưởng Bộ môn, phụ trách đào tạo ngành Du lịch, chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch (Năm 2010, theo quy định của Bộ, ngành này được đổi tên thành ngành Việt Nam học, chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch). Năm 2012, thầy được bổ nhiệm làm Phó Trưởng Khoa, phụ trách công tác nghiên cứu khoa học của Khoa KHXH&NV.    

PGS. TS Đào Ngọc Cảnh là người thầy khởi nguồn cho sự nghiệp đào tạo ngành Du lịch của vùng ĐBSCL. Từ năm 2004 đến nay, thầy đã cùng với các giảng viên Bộ môn nghiên cứu biên soạn nhiều giáo trình, bài giảng chuyên ngành phục vụ đào tạo sinh viên ngành Du lịch như: Giáo trình Tổng quan du lịch (NXB ĐHCT, 2011), Giáo trình Hệ thống lãnh thổ du lịch (NXB ĐHCT, 2014), Giáo trình Địa danh du lịch Việt Nam (đã nghiệm thu, sắp xuất bản), bài giảng: Văn hóa, dân cư, môi trường ĐBSCL, Lữ hành nội địa và quốc tế, Thủ tục Hải quan và cước phí, v.v… Thầy cũng đã trực tiếp hướng dẫn chuyên môn cho nhiều giảng viên trẻ và chuyển giao cho các giảng viên trong Bộ môn nhiều học phần mà thầy đã biên soạn và giảng dạy.

Thầy Đào Ngọc Cảnh rất tích cực tham gia NCKH. Thầy đã chủ trì 08 nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, cấp tỉnh và cấp cơ sở; hướng dẫn 04 đề tài NCKH của sinh viên. Ngoài ra, thầy còn tham gia và cố vấn cho nhiều đề tài NCKH khác. Hiện tại  thầy đang chủ  nhiệm 01 đề tài KH&CN cấp tỉnh ở An Giang và 01 dự án KH&CN cấp thành phố ở Cần Thơ. Thầy đã công bố hơn 30 bài báo khoa học và báo cáo tham luận trên các tạp chí khoa học, các hội nghị hội thảo trong nước và quốc tế.

Ngày 19/5/2018 Trường Đại học Cần Thơ đã long trọng trao Giấy chứng nhận đạt chuẩn và Quyết định bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư cho 33 thầy cô là giảng viên của Trường. Trong số đó, thầy Đào Ngọc Cảnh là Phó Giáo sư đầu tiên của ngành Địa lý, chuyên ngành Địa lý Du lịch ở vùng ĐBSCL. Đặc biệt, PGS.TS. Đào Ngọc Cảnh còn là người đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển ngành Du lịch ở ĐBSCL. 

 GS.TS Nguyễn Thanh Phương, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐHCT trao quyết định bổ nhiệm Phó Giáo sư cho PGS. TS. Đào Ngọc Cảnh

Gần 40 năm qua, PGS.TS Đào Ngọc Cảnh đã đào tạo nhiều thế hệ sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh trở thành cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ; góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL, nhất là đối với ngành Du lịch.

PGS.TS. Đào Ngọc Cảnh cũng được mời tham gia các hội đồng xét duyệt và đánh giá nghiệm thu nhiều đề tài KH&CN về lĩnh vực KHXH&NV của các Trường Đại học như: Đại học Càn Thơ, Đại học Tây Đô, Đại học Trà Vinh, Đại học Cửu Long, ĐHSP TP.Hồ Chí Minh, và tỉnh thành ở ĐBSCL như: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, v.v…

Bộ môn Lịch sử - Địa lí – Du lịch, Khoa KHXH&NV, Trường Đại học Cần Thơ rất vình dự và tự hào khi Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước phong học hàm Phó Giáo sư cho thầy Đào Ngọc Cảnh. Xin kính chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe, tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp phát triển ngành Du lịch của vùng ĐBSCL và cả nước.

  

                                                                                                                                                                                                      (Bộ môn Lịch sử - Địa lí – Du lịch)