Bộ môn Ngữ Văn được thành lập vào năm 2009. Chuyên ngành đào tạo chủ yếu của Bộ môn hiện nay là ngành Văn học ở bậc Đại học và ngành Văn học Việt Nam ở bậc Thạc sỹ. Bên cạnh đó, Bộ môn còn định hướng đào tạo các chuyên ngành Báo chí, Văn hóa...

            Lực lượng cán bộ giảng dạy của Bộ môn đều có trình độ từ Thạc sỹ trở lên: 01 Phó Giáo sư, 04 Tiến sỹ, 08 Thạc sỹ (trong đó có 06 giảng viên đang học nghiên cứu sinh). Tất cả giảng viên đều có trình độ chuyên môn phù hợp với công tác giảng dạy. Bên cạnh đó, cùng với tâm huyết nghề nghiệp, tinh thần hăng hái, nhiệt tình và năng động, các giảng viên của Bộ môn đều hoàn thành tốt công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, xuất bản một số sách, tài liệu chuyên khảo, viết nhiều bài báo khoa học đăng trên các Tạp chí khoa học trong và người trường, các Tạp chí chuyên ngành, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học các cấp... Bên cạnh đó, giảng viên còn hướng dẫn sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học nhằm giúp sinh viên có được những kiến thức chuyên sâu cũng như hiểu rõ các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành.

         Về ngành đào tạo:

      1. Bậc Đại học: Ngành Văn học (Vietnamese Literature) (Mã ngành: 52220330) : Sinh viên ngành Văn học sẽ được tiếp cận với những tri thức phong phú, đa dạng thuộc lĩnh vực văn học và ngôn ngữ không chỉ trong nước mà còn ở ngoài nước. Với số lượng 140 tín chỉ với nhiều học phần thuộc các lĩnh vực khác nhau, người học không những được tiếp cận với kiến thức chuyên ngành mà còn được trang bị những kiến thức kỹ năng cần thiết trong sự nghiệp tương lai. Mỗi học phần luôn được các Thầy Cô giảng dạy bằng cả tâm huyết, kiến thức luôn cập nhật thường xuyên, liên tục cùng với phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ giúp người học có được những năm tháng đầy ý nghĩa trên giảng đường đại học. 

          Cơ hội việc làm: Sinh viên tốt nghiệp ngành Văn học có thể làm việc tại các cơ quan, tổ chức hoạt động văn hóa xã hội như: Các Sở - Ban - Ngành, thư viện, các cơ quan báo chí, đài phát thanh – truyền hình, bảo tàng, đoàn thể thuộc khối hành chính sự nghiệp, các cơ quan quản lý giáo dục như: Sở/Phòng GD&ĐT, giảng dạy môn Ngữ Văn ở các trường THPT, đại học, cao đẳng (nếu bổ sung thêm Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm và đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng), văn thư, hành chính ở các loại hình doanh nghiệp...

       2. Bậc Thạc sỹ: Ngành Văn học Việt Nam (Vietnamese Literature): Học viên sẽ được trang bị những kiến thức nâng cao và chuyên sâu về Văn học Việt Nam (ở cả hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết) trên các phương diện: Lý luận văn học, lịch sử văn học, ảnh hưởng và giao lưu với văn học thế giới, các đặc điểm nội dung và thi pháp, vấn đề thể loại, quy luật phát triển, ngôn ngữ văn học qua các thời kỳ, giai đoạn... Kiến thức được cung cấp bằng phương pháp khoa học và phương pháp nghiên cứu cụ thể thể hiện trong các học phần giúp tăng cường và khơi mở khả năng phát hiện, nghiên cứu cho học viên đối với những vấn đề đặt ra từ nền văn học Việt Nam trong lịch sử và hiện tại. Từ đó, góp phần nâng cao kiến thức và khả năng thực hành trong nghiên cứu, giảng dạy văn học Việt Nam và văn học nói chung, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ xã hội, có khả năng nghiên cứu độc lập hoặc hợp tác nghiên cứu những vấn đề chuyên sâu của văn học Việt Nam; có thể đảm nhận công việc nghiên cứu văn học ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu hoặc giảng dạy văn học ở các trường Cao đẳng, Đại học; có cơ hội và đủ năng lực học lên bậc học Tiến sĩ ở các chuyên ngành phù hợp như: Văn học Việt Nam, Lý luận văn học, Ngôn ngữ học, Văn học nước ngoài, Hán- Nôm, Báo chí học, Văn hóa học... đáp ứng nhu cầu về trình độ nhân lực và sự phát triển của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.

 

Liên hệ công tác

--------------------------------------------------------------

BM. Ngữ văn

Điện thoại: 0292.3.872.017