Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x
HỘI NGHỊ VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG KHOA KHXH&NV
.
Giao Lưu, Học Tập Tại Thái Lan.
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NĂM 2024

Dự án “Các giải pháp can thiệp dưới tác động của Biến đổi khí hậu đến các đồng bằng ven biển” (Living Deltas)” được tài trợ bởi nguồn Quỹ Nghiên cứu Thách thức Toàn cầu của Chương trình Nghiên cứu và Sáng tạo Anh Quốc, quản lý bởi Ban Thương mại, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp của Chính phủ Anh - Global Challenge Research Fund (GCRF) – UK Research & Innovation. GCRF Living Deltas Hub cam kết giải quyết những thách thức về hệ thống sinh thái xã hội (Social-Ecological Systems – SES) mà người dân địa phương tại các khu vực Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Ganges-Brahmaputra-Meghna (Bangladesh, Ấn Độ) đang phải đối mặt, từ đó nhóm nghiên cứu phát huy năng lực ứng phó và phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương tại các khu vực sông nói trên.

Trong khuôn khổ hoạt động của dự án, nhóm nghiên cứu thuộc Khoa KHXH&NV Trường Đại học Cần Thơ đã triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu tại địa phương như thảo luận nhóm, phỏng vấn cán bộ địa phương và khảo sát sinh kế hộ dân tại 3 tỉnh là Kiên Giang, Cà Mau và Sóc Trăng. Số lượng cán bộ và nông hộ tiếp cận là gần 700 đối tượng. Nhằm nhìn nhận lại những kết quả nghiên cứu, tham khảo những ý kiến từ địa phương về kết quả nghiên cứu và thảo luận về những giải pháp thiết thực cần được triển khai, nhóm nghiên cứu tổ chức chương trình họp mặt tham vấn ý kiến các bên liên quan tại 3 tỉnh nghiên cứu. Thành phần khách mời tham dự chương trình là đại diện các sở ngành liên quan như Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Chi cục Thuỷ Lợi, Chi cục Kiểm Lâm, Trung tâm nghiên cứu Lâm Nghiệp, Phòng nông nghiệp cấp Huyện và lãnh đạo xã, đoàn thể cấp xã và nông hộ tiêu biểu đã tham gia trong quá trình nghiên cứu. Chương trình diễn ra trong 3 ngày 22, 23 và 24 tháng 11, lần lượt tại 3 tỉnh là Kiên Giang, Cà Mau và Sóc Trăng.

 

Chương trình tham vấn ý kiến các bên liên quan đã diễn ra thành công tốt đẹp nhờ sự quan tâm từ phía địa phương và những kết quả nghiên cứu được đánh giá cao về sự đóng góp cho định hướng phát triển địa phương. Tại chương trình, khách mời được lắng nghe những kết quả nghiên cứu từ giảng viên Trường Đại học Cần Thơ và sau đó là phần thảo luận, đóng góp ý kiến từ khách mời. Chương trình tham vấn ý kiến diễn ra tại Kiên Giang đã thu hút sự tham gia của 35 đại biểu tham dự, diễn ra tại Cà Mau với 24 đại biểu tham dự và cuối cùng là diễn ra tại Sóc Trăng thu hút 14 đại biểu tham dự. 

 

Sau đây là một số hình ảnh nổi bật tại chương trình:

Đại biểu tham dự chương trình tại Kiên Giang, ngày 22/11/2023

Đại biểu tham dự chương trình tại Cà Mau, ngày 23/11/2023

Đại biểu tham dự tại Sóc Trăng, ngày 24/11/2023

Hình ảnh toàn cảnh chương trình tại Kiên Giang

Đại biểu tham dự tại Sóc Trăng, ngày 24/11/2023

Đại diện Sở ngành phát biểu thảo luận trong chương trình tại Cà Mau

Hình ảnh thảo luận nhóm tại chương trình

Qua 3 ngày làm việc tập trung và đầy hiệu quả, nhóm nghiên cứu hi vọng đây sẽ là cơ hội để địa phương và những nhà nghiên cứu cùng thảo luận đi đến những kết luận thiết thực về giải pháp, góp phần giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu đến địa bàn nghiên cứu nói riêng và Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung.

Tuyển sinh

----------------------------------------------------

---

 

--------------------------------------------------

 

--------------------------------------------------------

 

L
N

 

 

Số lượt truy cập

2929838
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
1023
3305
3305
2929838